5/5 - (3 bình chọn)

Nối dõi tông đường, thờ phụng ông bà tổ tiên là một truyền thống văn hóa phổ biến trong nhiều nền văn hóa, đặc biệt là trong văn hóa Á Đông. Đây là một cách để tôn vinh và kính trọng ông bà tổ tiên, những người đã đi trước và có ảnh hưởng đến gia đình. Việc thờ cúng sẽ do con trai trưởng thực hiện và nếu con trai trưởng không còn thì việc này sẽ do con trai thứ hoặc cháu đích tôn đảm nhiệm. Vậy việc sắp xếp bàn thờ nhà con thứ như thế nào có lẽ rất nhiều người chưa biết cách sắp xếp dẫn đến ngăn tài lộc vào nhà, không mời được ông bà tổ tiên về hưởng lộc, phù hộ cho gia đình. Vậy hãy tham khảo bài viết sau Lộc Nam sẽ giải thích cho bạn.

Bàn thờ nhà con thứ là gì?

Bàn thờ là con thứ là bàn thờ được lập ra bởi những người con thứ, con cháu trong nhà, vì lý do con trưởng đã mất hoặc sống xa quê hương. Bàn thờ này thường được gọi là bàn thờ vọng, từ “vọng” xuất phát từ “bái vọng” nghĩa là vái lạy từ xa. Việc thờ cúng chu đáo, trang nghiêm sẽ giúp cho gia đình luôn gặp được bình an, may mắn và hạnh phúc.

Bàn thờ nhà con thứ
Bàn thờ nhà con thứ

Bài viết liên quan: Thắp hương ngày rằm vào lúc nào? Giờ nào tốt nhất

Bàn thờ nhà con thứ khác bàn thờ nhà con trưởng như thế nào?

Thờ cúng không chỉ là trách nhiệm của mỗi con trưởng mà là việc mà tất cả các con cháu trong dòng họ đều phải chăm chút, dâng hương cúng bái mỗi dịp lễ Tết, giỗ Chạp. Vậy nên, dù là lập bàn thờ ở nhà con trưởng hay nhà con thứ cũng cần phải được chuẩn bị tỉ mỉ và chu đáo.

Đối với bàn thờ nhà con trưởng

Theo truyền thống, trách nhiệm thờ cúng gia tiên thuộc về con trai trưởng. Vì vậy, bàn thờ gia tiên ở nhà con trưởng được coi là bàn thờ chính, được đặt ở vị trí cao nhất, trang trọng nhất trong nhà. Trên bàn thờ nhà trưởng nam bắt buộc phải có bát hương thờ những bậc tiền nhân đã sinh ra người con trưởng đó. Ngoài bát hương thờ gia tiên thì cũng cần phải có bát hương thờ các vị tổ tiên trong dòng họ.

Bàn thờ nhà con trưởng
Bàn thờ nhà con trưởng

Trên bàn thờ nhà con trưởng thường được trang trí thêm đỉnh đồng, ngai vàng, đôi hạc và được sơn son thếp vàng, thể hiện sự sang trọng, quý phái. 

Đối với bàn thờ nhà con thứ

Theo quan niệm từ xa xưa, trên bàn thờ nhà con thứ chỉ cần có 1 đến 2 bát hương thờ cúng các vị thần hoặc cũng có thể không cần thiết phải lập bàn thờ. Nhưng vì lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên vẫn có thể lập bàn thờ vọng để có thể cúng vọng trong những ngày lễ tết, giỗ chạp.

Cách sắp xếp bàn thờ vọng không cần phải quá cầu kỳ nhưng vẫn cần phải tôn nghiêm. Bàn thờ thường được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà, hướng về quê chính của gia đình.

Chất liệu bàn thờ thường là gỗ, hoặc bàn thờ bằng đá. Bàn thờ thường chỉ cần có hai bát hương, một bộ ngũ sự hoặc thất sự, và một ít đồ thờ cúng khác như bài vị, hương, hoa, quả,…

Bàn thờ nhà con thứ không cần phải có hoành phi câu đối, vì không phải là bàn thờ chính. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, gia chủ vẫn có thể trang trí thêm hoành phi câu đối để tăng thêm sự trang nghiêm cho không gian thờ cúng.

Cách lập bàn thờ nhà con thứ

Trước khi lập bàn thờ vọng, điều trước tiên người con thứ cần làm đó là trở về nhà thờ  họ để báo cáo và xin phép tổ tiên lập bàn thờ vọng. Sau đó xin phép chuyển một vài nén hương đang cháy dở ở bát hương nhà thờ chính để mang về nhà thắp tiếp.

Vị trí bàn thờ nên đặt ở nơi trang trọng. Nếu nhà con thứ là nhà mặt đất, có thể làm một phòng riêng ở tầng cao nhất để đặt bàn thờ cho tôn nghiêm thanh tịnh. Còn nếu nhà con thứ ở chung cư thì nên đặt ở phòng khách và cao hơn vị trí ngồi tiếp khách.

Cách lập bàn thờ nhà con thứ
Cách lập bàn thờ nhà con thứ

Bàn thờ con thứ nên đặt theo hướng về quê chính hoặc nhà con trưởng. Cách thờ cúng tại bàn thờ nhà con thứ cũng cần phải được coi trọng và thực hiện đúng đủ các nghi lễ cúng bái trong các ngày lễ tết, giỗ chạp như bình thường.

Nhiều quan niệm cho rằng, bàn thờ vọng ở nhà con  thứ không được đặt án gian thờ sơn son thếp vàng. Mặc dù vậy, gia chủ vẫn có thể sử dụng chất liệu thờ sơn son thếp vàng để tăng tính tôn nghiêm, trang trọng cho không gian  thờ cúng.

Nhìn chung, bàn thờ nhà con thứ thường sẽ không được đầy đủ như ở nhà con trưởng nhưng vẫn dùng để bày tỏ lòng biết ơn đến công lao của tổ tiên, dòng họ. Trước đây, theo quan niệm xưa cũ sẽ không cho phép nhà con thứ được lập bàn thờ vọng để thờ cúng cha ông. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của đồ đồng Lộc Nam thì việc lập bàn thờ cúng tổ tiên dù ở nhà trưởng nam hay thứ nam thì cũng là một điều vô cùng quan trọng.

Đồ thờ bằng đồng trên bàn thờ nhà con thứ

Bát hương: Bát hương là vật phẩm quan trọng nhất trên bàn thờ, dùng để cắm hương và thờ cúng tổ tiên, thần linh. Bát hương thường được làm bằng đồng, có kích thước vừa phải, màu sắc trang nhã.

Bộ ngũ sự hoặc thất sự: Bộ ngũ sự hoặc thất sự là bộ đồ thờ cúng gồm có lư hương, mâm bồng, chén nước, đèn nến, bình hoa. Bộ ngũ sự nên có màu sắc sang trọng, thể hiện sự trang nghiêm của không gian thờ cúng.

Bài vị: Bài vị là tấm thẻ ghi tên tuổi, ngày tháng năm sinh, năm mất của người được thờ. Bài vị nên có kích thước phù hợp với kích thước bát hương.

Đèn thờ: Đèn thờ được dùng để thắp sáng cho bàn thờ, tạo không gian ấm cúng cho không gian thờ cúng.

Lọ hoa: Lọ hoa được dùng để cắm hoa tươi, tạo không gian trang nhã cho bàn thờ.

Nậm rượu: Nậm rượu được dùng để đựng rượu, dùng trong các dịp cúng lễ.

Đồ thờ bằng đồng trên bàn thờ nhà con thứ
Đồ thờ bằng đồng trên bàn thờ nhà con thứ

Tham khảo thêm: #20 Mẫu tranh đồng treo phòng khách đang “làm mưa làm gió” trên thị trường

Vậy là trên đây Đúc đồng Lộc Nam đã giải thích cho bạn hiểu biết về cách lập bàn thờ nhà con thứ. Hy vọng những kiến thức trên là bổ ích đối với bạn, Truy cập website chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi, giảm giá cho các sản phẩm đồ đống nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *