Hiển thị tất cả 9 kết quả


Chân nến, chân nến bằng đồng từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng tại Việt Nam. Từ xa xưa, người Việt đã có nhiều cách khác nhau để thắp sáng không gian thờ cúng bằng ngọn lửa. Trong phần nội dung này, hãy cùng xưởng đúc đồng Lộc Nam khám phá những mẫu chân nến đẹp và cao cấp nhất dành cho mọi không gian thờ cúng tâm linh của người Việt chúng ta nhé!

1. Chân nến là gì? Vì sao cần sử dụng chân nến trong không gian thờ cúng?

Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy trong các không gian thờ cúng của người Việt luôn có hình ảnh ngọn lửa cháy nhỏ từ đèn hay nến. Sử dụng nến thì cần có chân nến đi kèm, vậy chân nến là gì?

1.1. Chân nến thờ là gì?

Chân nến thờ là vật dụng thờ cúng được sử dụng để cắm nến khi tiến hành các hoạt động cúng tế. Trước đây, khi chưa sáng tạo ra chân nến, người xưa vẫn sử dụng những cách khác nhau để thắp lên ngọn lửa trên ban thờ như sử dụng đèn dầu, đèn ống tre, đèn gốm…
Chân nến thờ – Một trong những phụ kiện thờ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt
Chân nến thờ – Một trong những phụ kiện thờ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt
Sau này, khi con người sáng tạo ra nến và sử dụng nến trong các hoạt động thờ cúng thì cũng là lúc chân nến được sử dụng phổ biến. Người xưa thường sử dụng chân nến đơn giản từ chiếc bát, chiếc cốc úp ngược hay từ những ống tre, ống gỗ. Khi đời sống được nâng cao, con người cũng có xu hướng chế tác các dụng cụ thờ cúng tinh tế và chất lượng hơn. Vì vậy, hiện nay các loại chân nến đẹp, chế tác tinh xảo từ các chất liệu gốm, gỗ, đồng hay từ tre nứa đều được rất nhiều khách hàng yêu thích.

1.2. Ý nghĩa của chân nến trên bàn thờ truyền thống của người Việt

Trong quan niệm của người Việt cũng như người dân ở nhiều nơi khác, ngọn lửa chính là sự kết nối giữa thế giới người sống với thế giới tâm linh. Nói một cách khác, ngọn lửa chính là ánh sáng dẫn đường, chỉ lối cho người thân từ cõi tâm linh nhận được hương khói, hương hoa cúng tế từ cõi trần.
Đôi chân nến mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc
Đôi chân nến mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc
Như vậy, việc sử dụng các sản phẩm như chân nến là không thể thiếu. Đây là dụng cụ để cắm nến và thắp nến khi tiến hành cúng tế. Sử dụng chân nến sẽ giúp gia chủ đặt ngọn nến vững chãi hơn, tránh sáp nến chảy lan ra ngoài hay gây đổ nến. Trên thực tế, chân nến cũng giống như các loại đồ thờ cúng khác, chân nến giúp không gian thờ cúng trở nên nghiêm trang, thiêng liêng hơn. Một bộ chân nến đẹp, tinh xảo cũng thể hiện sự thành tâm, hiếu nghĩa của bạn với những người đã khuất hay với thế giới thần thánh tâm linh.

1.3. Chất liệu làm chân nến thờ

Chân nến bằng gốm: những khách hàng yêu thích đồ gốm hoàn toàn có thể lựa chọn chân nến bằng gốm. Ưu điểm của sản phẩm là có thể trang trí nhiều màu sắc và họa tiết. Tuy nhiên, sản phẩm dễ vỡ, độ bền không cao.
Chân nến thờ bằng đồng tinh xảo, bền đẹp trang trọng
Chân nến thờ bằng đồng tinh xảo, bền đẹp trang trọng
Chân nến bằng gỗ: Sản phẩm dành cho những khách hàng yêu thích sản phẩm bằng gỗ. Chân nến bằng gỗ cũng được chế tác rất tinh xảo, màu gỗ cũng mang đến không gian thờ cúng sự ấm áp mà không kém phần trang nghiêm. Tuy nhiên, chất liệu gỗ rất dễ bị ẩm mốc, nứt vỡ khi thay đổi nhiệt độ và độ ẩm môi trường. Chân nến bằng đồng: Hiện nay các loại chân nến bằng đồng được chế tác rất tinh xảo. Trên chân nến có thể chạm, khảm nhiều họa tiết trang trí độc đáo như rồng phượng, hoa sen… Ngoài ra, sản phẩm còn có thể chế tác thành nhiều màu sắc ấn tượng, độ bền sản phẩm cực cao, chống va đập, chống nứt vỡ, dễ lau chùi.

2. Cấu tạo chân nến và các bày trí trên ban thờ

Chân nến được cấu tạo gồm 3 phần: Chân đế, thân – lá nến và cốc đựng nến. Phần chân đế thường làm dạng bát úp, chân tháp vuông hoặc chân tròn để giữ chân nến đứng vững chãi. Phần thân chân nến dài và cao hơn, ở giữa có phần lá nến để trang trí và tạo điểm nhấn. Lá nến có thể rộng bản hoặc nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng. Phần cốc đựng nến ở trên cùng cũng được tạo hình khác nhau với hình hoa sen hoặc hình ống tròn.
Chân nến thờ có dáng bát úp, lá nến rộng, cốc đựng nến hai màu ấn tượng
Chân nến thờ có dáng bát úp, lá nến rộng, cốc đựng nến hai màu ấn tượng
Trên bàn thờ, chân nến thường đi kèm với các phụ kiện khác như đỉnh thờ, đôi hạc, đôi đèn thờ… Nếu trong bộ tam sự, chân nến có thể được bày bên ngoài cùng so với đỉnh thờ ở giữa và đôi hạc hai bên. Nếu sử dụng riêng lẻ, chân nến có thể đặt ở các vị trí phù hợp khác nhau.

3. Những mẫu chân nến bằng đồng cao cấp, chất lượng

Chân nến được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động thờ cúng gia tiên, thờ cúng tại các đền, chùa, miếu hoặc các địa điểm tâm linh khác như nhà thờ Thiên Chúa.

3.1. Bộ chân nến bằng đồng thờ gia tiên

Chân nến bằng đồng thờ gia tiên được sử dụng hầu khắp các địa phương trên đất nước Việt Nam. Thờ gia tiên là lối thờ truyền thống của người Việt nói riêng và người phương đông nói chung. Chính vì vậy, đồ thờ trên bàn thờ gia tiên bao giờ cũng rất được chú trọng.
Chân nến bằng đồng đỏ khảm ngũ sắc bộ 70cm
Chân nến bằng đồng đỏ khảm ngũ sắc bộ 70cm
Chân nến thờ bằng đồng trên bàn thờ gia tiên cũng có rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Trong số đó phổ biến nhất là chân nến bát úp, lá nến rộng bản, cốc nến hình hoa sen nở. Sự khác biệt lớn nhất ở những mẫu sản phẩm này chính là họa tiết và màu sắc.
Chân nến thờ bằng đồng tinh xảo, bền đẹp trang trọng
Chân nến thờ bằng đồng tinh xảo, bền đẹp trang trọng
Nếu phân chia họa tiết, chúng ta có các mẫu chân nến chạm rồng phượng sum vầy, chân nến họa tiết tứ linh “Long – Ly – Quy – Phụng”, chân nến song long chầu nguyệt, chân nến hoa văn chạm sòi, chân nến dơi đào, chân nến chữ thọ, chữ phúc…
Chân nến bằng đồng phật giáo hun giả cổ
Chân nến bằng đồng phật giáo hun giả cổ
Nói về màu sắc, chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau như chân nến màu đồng vàng làm giả cổ, chân nến màu đồng đỏ làm giả cổ, chân nến khảm ngũ sắc, chân nến khảm tam khí, chân nến dát vàng, chân nến màu mắt cua, màu ốc bươu….

3.2. Bộ chân nến đồng thờ Phật, Thần, Thánh

Những đôi chân nến bằng đồng sử dụng để thờ gia tiên cũng hoàn toàn có thể sử dụng để thờ trong các tín ngưỡng tâm linh khác. Sự pha trộn và ảnh hưởng giữa các văn hóa tâm linh thờ gia tiên, thờ mẫu, thờ tứ phủ… đã tạo nên sự giao thoa giữa nhiều yếu tố khác trong đó có việc sử dụng đồ thờ.
Chân nến đồng công giáo đúc bằng đồng vàng
Chân nến đồng công giáo đúc bằng đồng vàng
Chính vì vậy, các đồ thờ như chân nến bằng đồng, lư hương, hạc thờ, đèn thờ bằng đồng xuất hiện cả ở bàn thờ gia tiên và tại các thiên điện tâm linh khác. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể chọn các mẫu chân nến riêng cho nhà Phật với các họa tiết liên quan đến nhà Phật như hoa sen, chữ vạn, lá bồ đề…

3.3. Chân đế nến bằng đồng sử dụng trong công giáo, thiên chúa giáo

Ngoài thờ gia tiên, thờ Phật và Thờ Tam – Tứ phủ thì ở Việt Nam, Thiên Chúa Giáo và Công Giáo cũng có nhiều giáo dân và các nhà thờ. Chính vì vậy, riêng chân Nến cũng được sử dụng rất phổ biến trong các đạo giáo này.
Đôi Chân Nến Công Giáo Đúc Bằng Đồng Vàng
Đôi Chân Nến Công Giáo Đúc Bằng Đồng Vàng
Chân nến đồng Công Giáo và Thiên Chúa Giáo cũng rất đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã. Trong đó điển hình có một số kiểu dáng như chân nến thánh giá cao, chân nến lấy đế nến là nhà thờ, Chân nến hình quả chuông công giáo…

4. Địa chỉ mua chân nến giá rẻ, chân nến đồng cao cấp

Với một số sản phẩm chất lượng và cao cấp như trên, chúng tôi tin chắc rằng quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện về sản phẩm chân nến bằng đồng. Xưởng đúc đồng Lộc Nam tự hào mang đến những sản phẩm thờ cao cấp với mức giá ưu đãi nhất hiện nay. Chúng tôi có các mẫu chân nến bằng đồng đẹp, chất lượng, mẫu mã, kích thước đa dạng theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Ngoài ra, quý khách có thể đặt hàng mẫu cũng như kích thước, họa tiết, màu sắc để chúng tôi chế tác theo nhu cầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm thờ cúng khác như đôi hạc, đèn thờ, bộ tam sự – ngũ sự, bát nhang, ống hương, mâm bồng, ngai chén… đều là những sản phẩm cao cấp được chế tác thủ công 100% với họa tiết cực kì tinh xảo. Nếu quý khách quan tâm đến chân nến bằng đồng hoặc các đồ thờ, sản phẩm mỹ nghệ cao cấp từ chất liệu đồng khác, đừng quên liên hệ ngay với xưởng đúc đồng Lộc Nam để được tư vấn miễn phí!