5/5 - (2 bình chọn)

Rồng được biết tứ linh đứng đầu thần thú trấn giữ bốn phương. Tứ linh đó là Long, Ly, Quy, Phụng trấn giữ các hướng đông, tây, bắc, nam. Rồng là loài vật linh thiêng mang lại điềm tốt lành, thu hút tài lộc cho gia chủ. Chắc hẳn có rất nhiều người đang tìm hiểu chưa biết hình tượng rồng thời Mạc như nào thì cùng tìm hiểu bài viết này nhé:

Bật mí hình tượng rồng thời Mạc có thể bạn chưa biết

Hình tượng rồng thời Mạc kế thừa rồng truyền thống Lý, Trần, và cả rồng thời Lê sơ. Đặc điểm chung là: thân mập, uốn lượn đều đặn, bờm kéo dài uốn theo xuống nửa lưng, mây đao lửa điểm xuyết trên thân, sóng cuộn dưới bụng, chân ngắn, lông khủyu sợi đơn uốn xoắn ,chân phải chống ra sau, chân trái giơ ra trước ngực, ưỡn cổ cong, đầu ngẩng, mồm há như đang nhả ngọc phun châu, lớp đao lửa bao quanh thân rồng ,gợi lên cảm giác phải tỳ mây đè gió và mượn sức gió đang cuồn cuộn thổi để nhả ngọc phun châu.. Đầu rồng có sừng hai chạc, hai mắt lồi, mũi sư tử, mồm thú nhô ra phía trước. Các chân Rồng thường chạm 4 móng. Hình tượng rồng thời mạc phát triển trên các chạm khắc Chùa và Đình làng.

Xem thêm: đồ rồng bằng đồng rước lộc vào nhà – https://dodonglocnam.com/tuong-rong-bang-dong/

 

Hình tượng Rồng thời Mạc
Hình tượng Rồng thời Mạc

Bài Viết Liên Quan : Những điều bạn cần biết về hình tượng rồng thời Lý 

Hình tượng rồng thời Mạc thể hiện theo lối nhìn ngang

  • Thân rồng uốn nhịp nhiều khúc, kết thúc phần đuôi cũng là phần đầu của rồng. Kiểu thức này gặp trên lưng ngai tượng vua Mạc thờ tại chùa Nhân Trai (Hải Phòng). Cũng theo lối nhìn nghiêng, nhưng hình rồng được bố cục trong một hình lá đề. Đầu rồng ở vào vị trí trung tâm và cao nhất. Tiêu biểu như hình rồng chạm trên lưng ghế chùa Dàn (Bắc Ninh). Hình rồng được thể hiện một cách chi tiết và sắc nét. Đầu rồng ngẩng, cổ cong, thân đoạn thắt túi xen kẽ đoạn doãng.
Hình tượng rồng thời Mạc thể hiện theo lối nhìn ngang
Hình tượng rồng thời Mạc thể hiện theo lối nhìn ngang

Hình tượng rồng thời Mạc thể hiện theo lối nhìn chính diện

  • Kiểu thức này gặp trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, gỗ… Toàn bộ thân rồng được chạm nổi khối, có lối bố cục tương đồng với kiểu thức trước, nhưng đầu rồng được bố cục vào trung tâm, mặt rồng nhìn trực diện ra trước. Một lối bố cục cho thấy sự cân xứng và vững chãi.
Tượng rồng thời Mạc uy nghi bề thế
Tượng rồng thời Mạc uy nghi bề thế

Hình tượng rồng thời Mạc thể hiện theo lối nhìn vuông góc từ trên cao xuống

  • Hình rồng nằm trong một đường tròn và đầu rồng như đang ngậm lấy thân rồng và toàn bộ hình rồng được thể hiện nhìn từ trên cao xuống nên nhìn thấy phần sau gáy rồng (gồm mồm, mắt, tai và sừng). Bố cục này tương đồng với hình rồng trên trán bia chùa Viên Quang.

Hình tượng rồng thời Mạc thể hiện theo lối nhìn nghiêng (nhìn thấy hai mắt rồng)

  • Đầu rồng được nhìn ở một góc nghiêng nhìn thầy phần đỉnh đầu và một bên má rồng. Cách thể hiện cho thấy hình rồng đang cuộn tròn và ngoi lên khỏi mặt nước gặp trên những viên gạch hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Hình tượng Rồng thời Mạc không chỉ là một linh vật trong phong thủy mà còn được coi là biểu tượng cao quý, đầy quyền năng và mang trong mình tinh thần sâu sắc. Việc thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với Rồng không chỉ đơn giản là việc treo/thờ/đặt một hình tượng mà còn là sự tôn vinh linh hồn và tinh thần của nó.Những nét đặc biệt hình tượng Rồng thời Mạc không chỉ là một sự kế thừa từ quá khứ mà còn là một tượng trưng cho sức mạnh văn hóa, tinh thần và lòng trung thành với truyền thống, điều này đã tồn tại và lan tỏa qua từng thời đại.

Hình tượng rồng thời mạc trong phong thuỷ

  • Trong triết lý phong thủy, hình tượng Rồng thời Mạc nổi bật với tầm quan trọng vô cùng to lớn. Là biểu tượng đứng đầu trong vị trí cao quý của 12 con giáp, Rồng không chỉ đơn thuần là biểu tượng đem lại sự may mắn mà còn là nguồn năng lượng mạnh mẽ để thể hiện quyền lực và uy tín.
  • Ngoài việc mang tính biểu tượng hóa và phong thủy, Rồng còn được coi là biểu tượng của sức mạnh xua đuổi những yếu đuối, giúp tăng cường sức mạnh cho người sử dụng. Vì vậy, việc đặt tượng Rồng tại những vị trí quan trọng, đặc biệt là trong không gian làm việc của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, hay các vị trí chính trị không chỉ tăng cường uy tín mà còn giúp chống lại những thách thức và âm mưu xấu xa.

So sánh tượng rồng thời Mạc và các thời khác

NỘI DUNG SO SÁNHTHỜI LÝTHỜI TRẦNTHỜI MẠCTHỜI NGUYỄN
Hình dángThân tròn, da trơn, 11-13 khúcMập mạp, uốn khúc mạnh, phủ vảy hình răng cưaĐầu to hơn, bờm ngược ra sau, mép trên kéo dài, răng cưaUốn lượn, độ cong lớn, đầu to, sừng ngược ra sau
Các chi tiếtMiệng rộng, ngậm viên ngọcCó sừng và mắt lồiRăng nanh dài hơn, lông kéo dài raMắt to, mũi như sư tử, răng nanh sắc
Chân3 móng không sắc5 móng sắc4 móng5 móng (vua), 4 hoặc 3 móng (quan lại)
ĐuôiĐuôi thẳngĐuôi congĐuôi chếch lênCó bờm lông (vua), không có bờm lông (quan lại)
Ý nghĩaBiểu tượng quyền lựcBiểu tượng sức mạnh và uy quyềnBiểu tượng cho vương quyềnBiểu tượng cho hoàng gia

Nên thỉnh linh vật tượng rồng ở đâu 

  • Với tượng linh vật Rồng trong phong thủy, chúng ta đang nói về những vật phẩm có sức mạnh tâm linh.  Đơn Vị Đồ Đồng Lộc Nam, chúng tôi luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Một tượng đồng rồng mạ vàng, với tuổi thọ cao về mặt thời gian, sẽ mang lại lợi ích cho vận mệnh của gia chủ và gia đình.
Hình tượng Rồng thời Mạc(1)
Mẫu tượng Rồng thời Mạc

Bài viết liên quan : Bật mí có nên để tượng rồng trong nhà để thu hút may mắn ?

  • Chúng tôi tận tâm trong việc chế tác những tượng đồng, đặc biệt là tượng Rồng phong thủy, với sự tỉ mỉ tới từng chi tiết. Bàn tay tài hoa của các nghệ nhân ở Đồ Đồng Lộc Nam đã tạo nên những tác phẩm với hình ảnh Rồng oai hùng được tái hiện chân thực trên từng chi tiết nhỏ.
  • Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ ngay với Đồ Đồng Lộc Nam để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất, không chỉ để sở hữu một món quà tặng ý nghĩa mà còn để trải nghiệm sức mạnh tâm linh của những tượng linh vật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *