Bài Vị Thờ Tổ Tiên Bằng Đồng Thau Màu Giả Cổ

Liên hệ

Bài Vị Thờ Tổ Tiên Bằng Đồng Thau Màu Giả Cổ

  • Quy cách: Gò, thúc thủ công hoàn toàn bởi nghệ nhân
  • Chất liệu: Chất liệu từ tấm đồng vàng thanh khiết, nhập khẩu Hàn Quốc
  • Hình thức: Mẫu Bài vị được chạm tên, chữ theo yêu cầu của gia đình
  • Màu sắc hạ giả cổ trang trọng, dễ ăn nhập không gian thờ tự
  • Phần viền được cắt, gò hình hoa văn cách điệu nổi bật
  • Kích thước Cao 42cm, Cao 61cm
Rate this product

Bài Vị Thờ Tổ Tiên Bằng Đồng Thau Màu Giả Cổ

Mỗi vật phẩm trên bàn thờ đều có ý nghĩa riêng của mình. Bài vị trên bàn thờ giống như một vật lưu giữ, tưởng nhớ đến công ơn của ông bà, cha mẹ, các bậc tiền nhân của nhiều đời, nhiều kiếp.

Đây là nét đẹp trong truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam. Người Việt tin rằng “Âm phù thì Dương trợ”, có chăm lo thờ cúng, tưởng nhớ phần Âm thì sẽ được phúc phần về sau, được nâng đỡ và phù hộ trong cuộc sống.

Trên bài vị cần lưu ý khi ghi họ tên, vai vế  hoặc chức tước, năm sinh năm mất của người được thờ cúng. Thường bài vị thờ cửu huyền thất tổ, tức là 9 đời của gia đình, tính từ người chủ thờ cúng làm tâm.

Bài Vị Thờ Tổ Tiên Bằng Đồng Thau Màu Giả Cổ
Bài Vị Thờ Tổ Tiên Bằng Đồng Thau Màu Giả Cổ

Thời xưa, bài vị thường được làm bằng gỗ mít, vì gỗ mít gắn với tín ngưỡng tâm linh và tôn giáo của người Việt. Hoặc dùng gỗ cây thị, vì ngày xưa người ta hay gọi quê hương là Tử Lý, với nghĩa Tử là cây thị. Gắn với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên trở về quê hương, mọi sự đã thay đổi nhưng vẫn nhận ra cây thị vẫn ở trong đất trồng nhà mình.

Ngày nay bài vị còn có thể được làm bằng đồng, bởi nhu cầu sử dụng lâu dài và bền hơn so với chất liệu gỗ. Bàn thờ của các gia đình ngày nay cũng được chăm chút và có phần trang trọng hơn.

Những bài vị ngày xưa thường được viết bằng chữ Hán Nôm vì ở thời ông cha ta được học chữ Hán Nôm. Ngày nay hầu hết các gia đình khi có người mất đều nhờ đến các sư thầy hoặc thầy cúng làm bài vị, nên bài vị thường có chữ Hán Nôm, dù cả người sống và người mất đều không hiểu gì về chữ này.

Bài Vị Thờ Tổ Tiên Bằng Đồng Thau Màu Giả Cổ
Bài Vị Thờ Tổ Tiên Bằng Đồng Thau Màu Giả Cổ

Đâu đó vẫn còn quan niệm rằng, nếu bài vị không viết bằng chữ Hán Nôm là không nghiêm túc, không thật sự đẹp và không có ý nghĩa tưởng nhớ tới người mất. Hoặc có người cho rằng, vì gia đình nhờ vào thầy nên thầy viết sao thì sẽ để như vậy.

Tuy nhiên về bản chất, viết bằng chữ nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của mỗi người, một lòng thành kính và nhớ về người đã khuất.

Bởi ý nghĩa của bài vị là tưởng nhớ về người đã mất, khi đến dịp lễ hay ngày giỗ cúng tế, người trên bài vị sẽ hiện diện. Nếu trên bàn thờ có nhiều bài vị, đến ngày cúng tế của người nào, thì bài vị của người đó sẽ được đặt ở chính giữa bàn thờ, khi cúng xong mới đưa trở về vị trí cũ.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Bài Vị Thờ Tổ Tiên Bằng Đồng Thau Màu Giả Cổ”