Rate this post

Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt. Bàn thờ cúng tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội. Tuy nhiên hiện nay thờ cúng đã là một cụm từ khá mới mẻ đối với các bạn trẻ thế hệ mới. Đa số các bạn trẻ ở độ tuổi 20 – 30 không có bàn thờ ở trong nhà. Họ không làm giỗ, ít cúng vào các dịp lễ lớn, thậm chí không thể biết được tên của các vị thần trên bàn thờ. Tuy nhiên có đôi lúc họ sẽ tự hỏi không thờ cúng có sao không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên

Trong lòng tôi, dư vị hương thơm của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn thắm đượm. Đó là truyền thống thờ cúng người đã khuất, đặc biệt là tổ tiên, một tập tục văn hóa tôn kính ở đất nước Việt Nam. Nơi đây, phong tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nét đẹp tâm linh, gắn liền với mỗi gia đình, có bàn thờ tổ tiên trang trọng hoặc chỉ đơn giản là bức ảnh treo một cách kính trọng. Đa phần người Việt, bên cạnh tôn giáo của họ, vẫn gắn bó với tập tục thờ cúng tổ tiên.

Bàn thờ tổ tiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong những gia đình, nhưng nó không chỉ đơn thuần là tôn giáo, mà nó còn là một biểu hiện chân thành của lòng thành kính người Việt dành cho cha mẹ, ông bà, và tổ tiên. Đây là nét tâm linh quan trọng và không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam.

Phong tục thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn của những người đã khuất vẫn hiện hữu trong thế giới này và có tác động đến cuộc sống của con cháu. Người Việt tin rằng, dù đã qua đời, linh hồn vẫn sống mãi và thường hiện diện trên bàn thờ để gần gũi, bảo vệ con cháu, đồng hành cùng những người thân trong những khoảnh khắc khó khăn, chia vui trong những lúc may mắn, cổ vũ họ thực hiện những việc lành và cảnh cáo khi họ gặp lỗi lầm.

Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên

Xem thêm: 12 nguyên tắc “vàng” trong phong thủy bàn thờ tránh ĐẠI KỴ mang TÀI LỘC về

Vì lo sợ tác động đến hành động và cách cư xử, người sống sót trong gia đình thường tránh những việc xấu vì họ muốn tránh làm tổn thương linh hồn cha mẹ. Thỉnh thoảng, khi quyết định một việc gì đó, họ cũng thường xem xét ý kiến của cha mẹ, như muốn đảm bảo rằng người đã khuất đồng ý với hành động của họ. Họ tin rằng âm có thể gặp dương, và những thứ mà họ cần khi sống cũng cần có khi đã chết. Đó là lý do tại sao tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã hình thành, với quan niệm rằng thế giới vô hình và hữu hình luôn có sự tương tác, và tín ngưỡng này là cầu nối giữa hai thế giới.

Hơn nữa, hình thức thờ cúng tổ tiên cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo và tưởng nhớ công ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Đó là sự ghi nhớ cội nguồn của mình, cũng như là nền tảng cơ sở cho những mối quan hệ gia đình vững chắc và bền vững. Trong những lúc thờ cúng, tôi luôn cảm nhận được tình thân bất tận, nối kết từ thế hệ này đến thế hệ khác.

2. Tại sao người trẻ lại không cúng

2.1 Không kết nối, gần gũi với các thế hệ đi trước:

Hiện nay cấu trúc của các gia đình Việt thường chỉ có bố mẹ và con cái. Bởi vậy khá đề cao tính cá nhân và mỗi người có khoảng không gian tự do cho bản thân khá nhiều. Bố mẹ tất bật đi làm hàng ngày còn con cái cũng đi học nên khoảng thời gian dành trong gia đình để kết nối, nói chuyện chia sẻ với nhau là khá ít. Bởi vậy thế hệ đi trước không ảnh hưởng nhiều đối với các thế hệ sau. Bố mẹ kết nối chia sẻ với con cái còn ít cho nên đối với ông bà, khoảng cách kết nối lại càng bị gãy đoạn về mặt địa lý lẫn gắn bó, chỉ có thể kết nối khi con cháu về thăm.

Không kết nối, gần gũi với các thế hệ đi trước
Không kết nối, gần gũi với các thế hệ đi trước

Do đó, các cuộc nói chuyện của con cháu đối với ông bà càng ít, chỉ có thể dừng lại ở các mức độ thăm hỏi như việc học hành, việc làm, việc hôn nhân… rất khó để có thể nói thêm được các chủ đề khác. Không gần gũi với ông bà khiến cả cha mẹ lẫn con cái đều rất khó bảo lưu các giá trị truyền thống văn hóa trong gia đình. Trong khi đó việc thờ cúng là một việc mang nhiều ý nghĩa tín ngưỡng, cần đói hỏi sự hiểu biết tường tận về truyền thống và văn hóa của gia đình mà ta chỉ có thể hiểu nhanh nhất từ các thế hệ trước. Hơn nữa bởi vì cha mẹ, ông bà còn sống chúng ta vẫn chưa phải quán xuyến đến việc thờ cúng, bởi vậy người trẻ không cúng là một điều dễ đoán. Bởi vì không có nhu cầu nên chúng ta không tìm hiểu cũng như thực hành.

2.2 Không được chỉ dạy kỹ càng:

Một trong những lý do mà người trẻ không cúng đó là do chúng ta không biết cúng như thế nào cũng như không được giáo dục về việc này. Giáo dục là việc truyền tải ý nghĩa của việc thờ cúng mà không có sự áp đặt nào. Làm thế nào để cúng, cúng là gì, cúng như thế nào, có quá nhiều câu hỏi mà chúng ta phải hiểu biết để có thể thực hiện việc thờ cúng. Có thể bản thân cha mẹ, ông bà trước kia cũng không hiểu rõ nhưng do được chỉ dạy như cách đọc sớ, cách cắm hương, cách bày bàn cúng… Tuy không hiểu hết được ý nghĩa nhưng được sử chỉ dạy tận tình, cẩn thận thì cũng càng ngày càng hiểu tường tận hơn.

Không được chỉ dạy kỹ càng về phong tục thờ cúng
Không được chỉ dạy kỹ càng về phong tục thờ cúng

Thờ cúng là một hành vi để tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ sự tôn kính, tri ân báo ân đối với các bậc tiền nhân, con người cần phải có điểm tựa để an tâm và hướng về. Tham gia các hoạt động như đi chùa, cúng giỗ là một dịp để sum họp gia đình, để con cháu để nhắc nhở con cháu về những người đã đi trước; gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ. Trong xã hội hiện nay đã xuất hiện thêm những tsspj tục hay những phong cách thờ cúng mới nhưng quan trọng là chúng ta cùng hướng về nhau, cùng hòa thuần và phát triển.

2.3 Thiếu động lực tiếp nối niềm tin cũ:

Chúng ta bắt đầu làm việc gì cũng cần đến niềm tin. Không hiểu rõ các vị thần hay các tín ngưỡng dân giam sẽ rất khó để chúng ta có niềm tin vững chắc cho việc thờ cúng, kiến chúng ta khó có thể liên hệ và thực hành việc thờ cúng. Khi không có động lực để tiếp nối niềm tin cũ chúng ta sẽ chủ động tìm kiếm niềm tin mới. Xã hội ngày càng hiện đại, sự toàn cầu hóa mang đến kiến thức và nền văn hóa của nhiều nước khác nhau.

Thiếu động lực tiếp nối niềm tin cũ
Thiếu động lực tiếp nối niềm tin cũ

Chúng ta tiếp cận nhiều khái niệm và có thể lựa chọn những niềm tin khác như tin vào khoa học hay thuận theo tự nhiên… Điều này giải thích cho những người trẻ tin vào những chòm sao, bài tarot, hay những bài trắc nghiệm khoa học. Trong một xã hội đa văn hóa, mỗi người có một niềm tin riêng biệt việc thờ cúng đã trở thành một sự lựa chọn. Bạn có thể không cần hay không muốn thờ cúng nữa bởi bạn đã có một niềm tin mới mà nó kiến bạn tin tưởng hơn.

3. Vậy không thờ cúng có sao không?

Tùy vào niềm tin của bạn là gì mà bạn trả lời câu hỏi không thờ cúng có sao không bởi nó là đức tin của bạn. Việc lựa chọn có nên thờ cúng hay không là quyền quyết định của bản thân mỗi người. Tuy nhiên phong tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục đẹp, ưu việt, là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Chúng ta cũng nên hiểu rằng có quá khứ mới có hiện tại và tương lai.

Nên thờ cúng gia tiên để bày tỏ lòng thành
Nên thờ cúng gia tiên để bày tỏ lòng thành

Tham khảo: Hướng dẫn chọn mua chân nến bằng đồng chuẩn phong thủy 2023

Qua đây có thể hiểu rằng, không thờ cúng có thể xảy ra vấn đề, nhưng cũng có thể không sao. Tuy nhiên với tín ngưỡng tâm linh thờ cúng người đã mất của người Việt, suy cho cùng, việc thờ cúng vẫn là điều cần thiết, các bạn trẻ cần tìm hiểu và nhớ tới việc thờ cúng ông bà tổ tiên, bởi vì đây là tập tục tốt đẹp ngàn đời nay truyền lại của ông bà ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *