Rate this post

Trong tiềm thức của mỗi con người Hà Nội thì từ lâu, Khuê Văn Các đã được nhiều người đón nhận là công trình thuộc quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Nơi đây không chỉ yên lành tuyệt đẹp mà nó còn là di tích vô cùng đáng nhớ của nhân dân Việt Nam được rất nhiều thế hệ sau này biết đến. Kể từ thời nhà Nguyễn đến nay, dù trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử thì nơi đây vẫn giữ được cho mình nét đẹp tri thức cũng như dấu ấn lịch sử muôn đời. Vậy nên ngay sau đây thôi, hãy cùng Đồ đồng Lộc Nam tìm hiểu về di tích lịch sử này hơn nhé!

Lịch sử Khuê Văn Các

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã ban lệnh cho những quần thần về việc xây dựng Văn Miếu. Nhưng phải đến tận 6 năm sau, vua Lý Nhân Tông mới chính thức cho xây thêm Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu. Đến thời Hậu Lê, khi Nho giáo thịnh hành khắp chốn, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia vinh danh các tiến sĩ từ khóa 1442 trở đi. Và mãi phải khi nhà Lê dời đô đến Huế, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mới được thành lập tại đây, còn Văn Miếu trước đây được vua Gia Long ấn định là Văn Miếu Thăng Long vào năm 1802.

Năm 1805, Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các trong khuôn viên Văn Miếu Thăng Long. Cũng chính vì lẽ đó mà Văn Miếu Thăng Long đã một lần được tu chí sửa sang lại nhưng chỉ còn là Văn Miếu trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám Thăng Long thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức. Cho đến sau này vì một lí do lịch sử nào đó mà nơi đây đã được cho xây thêm Đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

Biểu tượng của Hà Nội - Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Biểu tượng của Hà Nội – Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội đã được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến vào năm 1999.

Ý nghĩa lịch sử của biểu tượng Khuê Văn Các

Khuê Văn Các là một công trình nổi tiếng đề cao học vấn, văn chương, thơ phú – nhằm mang đến cho mọi người cái nhìn tích cực hơn về giáo dục cũng như làm tăng độ ham học của các sĩ tử trên cả nước. Hãy cùng nhau đi sâu tìm hiểu với nhau hơn về ý nghĩa của Khuê Văn Các hơn nhé:

Nổi bật đức tính ham học của người dân cả nước

Văn Miếu – Quốc Tử Giám – trường Đại học đầu tiên của nước Việt Nam đã và đang được người đời truyền tụng là trung tâm văn hóa, nơi đào tạo nhân tài cho đất nước xuyên suốt trong quá trình lịch sử.

Theo như những cách lí giải thông thường thì “Khuê Văn” bao gồm Khuê là tên một ngôi sao trong chòm 28 sao sắp xếp giống hình chữ Văn trong chữ Hán. Ngoài ra, ta có thể thấy được Hiếu kinh có ghi: “Khuê chủ văn chương”- tức Khuê tượng trưng cho Văn Chương. Sau này người ta còn truyền miệng cho nhau nhiều hơn về vấn đề quan văn còn được hiểu là chữ Khuê này nữa. Khuê Văn Các cùng với hai cửa phụ là Bí Văn và Súc Văn ở bức tường tiếp giáp với khu vực giếng Thiên Quang và bia Tiến sĩ. Bí Văn sẽ thường được hiểu đó là văn chương trau chuốt sáng sủa, có sức truyền cảm thuyết phục lòng người. Súc Văn thì lại được mang nét đó là phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của mỗi người.

Khuê Văn Các là nơi để các con cháu đến tham quan, cầu mong trí tuệ, học hành, thi cử suôn sẻ
Khuê Văn Các là nơi để các con cháu đến tham quan, cầu mong trí tuệ, học hành, thi cử suôn sẻ

Văn Miếu hay Khuê Văn Các ngày nay luôn là nơi để các con cháu đến tham quan, cầu xin trí tuệ, học hành, thi cử thành công suôn sẻ nhất là trong những cuộc thi quan trọng của cuộc đời.

Về mặt phong thủy

Dưới góc nhìn phong thủy, Khuê Văn Các thường được nhắc cùng Thiên Quang Tỉnh (giếng Thiên Quang). Thiên Quang mang một ý nghĩa đó là Ánh Sáng của bầu trời. Là nơi để có thể thu hút hết được sự tinh hoa, tinh tế của đất trời, soi bóng gác Khuê Văn. Giếng Thiên Quan có hình vuông, tượng trưng cho đất, thuộc về yếu tố Âm. Cửa Khuê Văn có hình tròn, tượng trưng cho bầu trời chứa muôn ngàn vì sao lấp lánh, thuộc về phần Dương. Nói tóm lại, tất cả cùng nhau kết hợp tạo nên những tinh hoa tuyệt đẹp nhất của đất trời, của cuộc sống. Nơi đây cũng thường xuyên là nơi hội tụ đàn đúm thi ca của các thi sĩ, khi đến đây ngâm thơ đàm đạo các thi sĩ hoàn toàn có thể đắm mình vào những dư vị của cuộc sống những nét độc đáo mà đất trời đã ban tặng.

Chưa dừng lại ở đó, Khuê Văn Các là một kiến trúc nằm trong cụm công trình: Cửa Bí văn và Cửa Súc văn. Cửa Bí văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thánh Dực bên trái, có thể hiểu đơn giản đó là vẻ đẹp rực rỡ. Ý muốn nói ở đây đó là phải trau chuốt văn chương một cách tốt nhất, có sức truyền cảm, thuyết phục con người. Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải, được hiểu nôm na là văn chương hàm súc, phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. Hai cửa này cùng với Khuê văn các đồng thời mở đầu cho khu vực thứ ba của quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử giám: khu vực giếng Thiên Quang và Vườn Bia Tiến sĩ thời Lê – Mạc. 

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử giám và khu vực giếng Thiên Quang
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử giám và khu vực giếng Thiên Quang

Có thể khái quát ngắn gọn lại cho dễ hiểu, ta mới có thể thấm được điều đó là kiến trúc mang nhiều ý nghĩa. Để nuôi dưỡng những kiến thức của mình, những sĩ tử xưa thường sẽ tập luyện trước ở nhà sau đó hội tụ tại nơi tập trung tinh hoa của trời đất, rồi công thành danh toại, để có thể điền tên mình một cách chính đáng lên Bảng vàng các thi sĩ đã không khắc khổ ngày đêm để trau dồi tu chí. Sau này, khi đã công thành danh toại những vị thi sĩ này sẽ được khắc lên tấm bia vàng nơi đây và được lưu truyền qua hàng ngàn thế hệ.

Ý nghĩa biểu tượng Khuê Văn Các bằng đồng 

Theo xã hội phong kiến từ các năm xưa, các công dân và học giả được muốn được làm quan phải thi đỗ các kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình theo quy định. Khuê Văn Các trong Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tôn vinh những người đỗ đạt, có thể hiểu đơn giản đó là những thám hoa, bảng nhãn, trạng nguyên… thời xưa.

Các mô hình Khuê Văn Các bằng đồng cũng ra đời và rất được ưa chuộng, mang hàm ý tri thức, sự thông minh và đỗ đạt, thể hiện mong muốn có thành tích cao, thăng quan tiến chức như những vị tiến sĩ thời xưa. Khi đã hiểu hơn về lịch sủ thì ngày càng có nhiều các em học sinh đến để cầu phúc cho mình thi cử sẽ dễ dàng hơn.

Với ý nghĩa đó, Khuê Văn Các bằng đồng thường được chọn làm món quà đặc biệt dành cho những người học hành thi cử hay chuẩn bị thăng quan tiến chức, bởi nó không chỉ là lời chúc của mọi người gửi đến bạn mà nó còn là lá bùa may mắn mà mỗi chúng ta ai cũng cần có.

Ngoài ra, khi treo nó lên thì căn phòng của bạn sẽ trở nên trang trọng lịch sự hơn bao giờ hết. Nó còn khiến khách ra vào tỏ ra thích thú cũng như hiểu được nhà gia chủ là nhà hiếu học.

Biểu tượng Khuê Văn Các bằng đồng mang đậm ý nghĩa
Biểu tượng Khuê Văn Các bằng đồng mang đậm ý nghĩa

Theo Kinh dịch, những số lẻ mang hàm ý phát triển hay lan tỏa (1, 3, 5, 7, 9) thuộc dương, Khuê Văn Các bằng đồng có 8 mái (4 mái thượng và 4 mái hạ), lại cao 9 thước- số cực dương nên càng giàu giá trị phong thủy hơn. Dưới góc nhìn của người xưa, bầu trời đã được Khuê Văn miêu tả từ giếng trời.

Có nên lựa chọn Khuê Văn Các bằng đồng làm quà tặng hay không?

Khuê Văn Các trong Văn Miếu Quốc Tử Giám đã luôn được biết đến là biểu tượng của truyền thống khoa bảng và sức sống lâu đời của thủ đô Hà Nội. Đồ đồng Khuê Văn Các là sản phẩm lưu niệm hay nó cũng chỉ đơn giản là món quà tặng ý nghĩa cho bạn bè, người thân hay đối tác kinh doanh, đặc biệt nó cũng có thể là quà tặng đặc biệt cho những đối tác nước ngoài bởi nó là biểu tượng của thủ đô ngàn năm văn hiến, chẳng hạn như:

Về đường nét chạm khắc

Đồng là kim loại có độ dẻo cao nên thường được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ thờ cúng có yêu cầu hoa văn tinh xảo, phức tạp. Cũng chính vì lẽ đó mà Khuê Văn Các bằng đồng thường được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo và đẹp mắt, là vật phẩm trang trí mang giá trị và độ bền cao cũng như vô cùng phù hợp cho nhiều không gian bài trí. 

Khuê Văn Các bằng đồng thường được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo và đẹp mắt
Khuê Văn Các bằng đồng thường được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo và đẹp mắt

Về kích thước

Các mẫu vật phẩm hoàn toàn có thể được làm với nhiều kích thước khác nhau hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt hơn cả là ngay cả khi kích thước nhỏ như cao 22 cm cũng được làm tinh tế trong từng đường nét. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể trưng bày vật phẩm, làm đồ trang trí ở bất cứ đâu hoặc làm quà tặng ý nghĩa cho đối tác nước ngoài, bởi chúng thể hiện lòng yêu nước và giúp bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn về những nét đặc sắc nhất của văn hóa truyền thống Việt Nam.

Về chất liệu

Vật phẩm bạn có thể lựa chọn từ nhiều chất liệu khác nhau, từ đồng đỏ, đồng vàng nguyên bản tới những sản phẩm đồng mạ vàng tinh xảo đa dạng. Kích thước của vật phẩm này cũng được làm rất đa dạng cũng như tỉ mỉ để phù hợp với nhu cầu và không gian bài trí của từng khách hàng. 

Chưa dừng lại ở đó, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các loại mô hình được xử lý thành tông màu giả cổ với màu sắc hoài niệm nhưng cũng không kém phần sang trọng và đẳng cấp. 

Về phương thức chế tác

Đây là sản phẩm đồ đồng quà tặng lưu niệm thuộc phân khúc cao cấp, được sản xuất trực tiếp bởi phương pháp đúc công nghệ chân không tiên tiến. Các vật phẩm được làm từ chất liệu đồng nguyên chất cao cấp, bề mặt sản phẩm được xử lý bằng công nghệ sơn tĩnh điện bề mặt tiên tiến nhất hiện nay.

Xem thêm : Khai quang điểm nhãn là gì? 4 hình thức khai quang hiệu quả

Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ hiểu hơn về Khuê Văn Các – biểu tượng của tri thức và văn hóa Việt Nam nghìn năm văn hiến, cũng như lựa chọn được quà tặng Khuê Văn Các bằng đồng ý nghĩa và tinh xảo nhất. Hãy thường xuyên theo dõi trang web Đồ đồng Lộc Nam của chúng tôi để cập nhật những kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *