Rate this post

Bàn thờ Thần Tài luôn chiếm một vai trò vô cùng quan trọng đối với những người làm kinh doanh để có thể kinh doanh thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Những cách bày bàn thờ Thần Tài tưởng chừng như đơn giản nhưng không hề dễ như chúng ta tưởng. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng Đồ đồng Lộc Nam tìm hiểu để có thể bày trí một cách hợp lý nhất nhé!

Ý nghĩa Ông Địa và Thần Tài

Từ thuở xa xưa, nhiều người đã cho rằng Ông Địa và Thần Tài là hai vị thần cai quản, bảo vệ hạnh phúc của mỗi gia đình cũng như đem lại may mắn tài lộc. Cũng chính vì thế mà để có thể hút được nhiều lộc lá về căn nhà của mình thì việc bày biện sao cho đúng phong thủy là điều hết sức quan trọng.

Hình tượng Thần Tài đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi gia đình người Việt
Hình tượng Thần Tài đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi gia đình người Việt

Chưa dừng lại ở đó, công việc hay học tập cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nếu các bạn biết chăm sóc tần tảo đối với ban thờ của mình. Ngoài ra chuyện học hành, thi cử, mua nhà… người ta cũng hay cầu Ông Địa, Thần Tài để có được may mắn. Để nói một cách đơn giản hơn thì việc thờ cúng Thần Tài, Ông Địa đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi gia đình người Việt ta.

Bàn thờ Thần Tài cần bày trí gồm những gì?

Trước hết bạn cần phải tìm hiểu bàn thờ Thần Tài bao gồm những gì để có thể chuẩn bị một cách chu đáo nhất. Trên thực tế thì chẳng có món đồ nào được quy chuẩn để có thể bày lên bàn thờ Ông Địa. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo một số mẫu mã như như tượng Thần Tài, Thổ Địa và đĩa bạc…

Nhưng với sự biến đổi của thời gian, ngày càng có nhiều các món đồ sinh động phù hợp với nhu cầu của xã hội hơn. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo một số loại vật dụng như sau:

  • Tượng Thần Tài, Ông Địa. Bởi đơn giản vì người dân Việt thường thờ Ông Tài và Ông Địa cùng nhau. Trong trường hợp đặc biệt thì hoàn toàn có thể thêm tượng ông Thần Phát đặt ở giữa.
  • Hũ muối, hũ gạo và hũ nước: 3 loại thực phẩm thiết yếu được bày trí để cầu ấm no, tiền tài
  • Bát nhang (bát hương)
  • Ông cóc trên bàn thờ Thần Tài
  • Lọ hoa
  • Khay xếp 5 chén nước
  • Đĩa trái cây ngũ quả

Đa phần chúng ta chỉ cần chuẩn bị những thứ có trong danh sách trên nhưng ở một số vùng miền thì có thể có những cành cây cảnh để trang trí, tăng thêm sự sinh động cho ban thờ hơn.

Một số vật phẩm cần có trên bàn thờ Thần Tài
Một số vật phẩm cần có trên bàn thờ Thần Tài

Cách bài trí bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn

Ta sẽ đi vào bày trí bàn thờ thôi khi chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết. Tương tự như cách chuẩn bị đồ để bày thì khi bày ban thờ Ông Địa cũng không có quy chuẩn gì hết. Chỉ cần ban thờ đã chuẩn theo phong thủy nhà bạn hoặc bạn cảm thấy hợp lý thì có thể triển theo. Cụ thể bạn có thể tham khảo chi tiết cách sắp xếp từng đồ vật thờ như sau:

Cách sắp xếp tượng Thần Tài, Ông Địa 

Tượng các vị thần sẽ là vật cần sắp xếp đầu tiên đối với việc bày ban thờ Thần Tài, Ông Địa. Nếu bạn có tâm thờ cúng một cách thành khẩn cẩn thận thì sẽ được may mắn và thêm nhiều tài lộc vì đơn giản các vị thần này đều cai quản đất đai.

Thường thì Ông Tài, Ông Địa sẽ được đặt trong cùng trong cách sắp xếp bàn thờ Thần Tài Thổ Địa chuẩn. Hai ông sẽ được đặt tương xứng song song với nhau trong trường hợp bạn có ý định theo hướng từ lưng bàn thờ ngoảnh mặt ra trước. Tượng ông Thần Tài cũng sẽ có thể ở vị trí ngang bằng với Ông Địa với điều kiện rằng Thần Tài sẽ đặt ở bên trái bàn thờ. Còn Ông Địa sẽ sắp xếp vị trí đặt ở bên phải.

Cách sắp xếp tượng Thần Tài, Ông Địa trên bàn thờ
Cách sắp xếp tượng Thần Tài, Ông Địa trên bàn thờ

Cách bày trí 3 hũ gạo, muối, nước 

Trên bàn thờ Thần Tài thực sự nếu để mà nói thì không thể thiếu hũ gạo – muối – nước. Ba vật này tưởng chừng như đơn giản nhưng tuyệt đối không được hạ xuống, luôn phải chú ý để quanh năm trên ban thờ. Chỉ đến cuối năm khi cúng lễ mới thay mới thì mới có thể hạ xuống để lau chùi vệ sinh. Vậy để có thể sắp đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài một cách hợp lý với 3 vật phẩm này thì cần những gì sao cho hợp lý?

Thường thì ba hũ sẽ được đặt ở vị trí chính diện để có thể sắp xếp nằm giữa Ông Tài và Ông Địa. Nói một cách đơn giản hơn thì hũ gạo và hũ nước sẽ được đặt theo đường thẳng, ngang hàng với nhau. Nhưng đối với hũ nước thì sẽ được ưu tiên đôi chút khi được đặt chính giữa cũng như di dời lên một chút. Thoáng qua bạn có thể thấy được ba hũ tạo với nhau thành hình tam giác.

Cách bày bát hương trên bàn thờ Thần Tài 

Bước kế tiếp trong cách sắp xếp bàn thờ Ông Địa Thần Tài là xếp bát nhang (bát hương). Nhưng trước khi xếp thì cần phải chú ý những điều sau:

  • Phải dùng rượu gừng tẩy uế, rửa bát nhang thật sạch trước khi bày trí lên bàn thờ.
  • Dùng keo 502 cố định bát hương khi bố trí, sắp xếp. Như vậy thì có thể hạn chế các điềm gở trong làm ăn, kinh doanh.

Khi đã lưu ý xong thì ta hãy tiến hành vào thực hiện việc sắp xếp. Theo quan niệm xưa thì thường cách bày bàn thờ ông Thần Tài Thổ Địa vị trí bát hương sẽ nằm giữa. Vị trí sắp xếp ngay trung tâm bàn thờ. Nếu tính từ vị trí 3 hũ gạo – muối – nước sẽ nằm thấp hơn hũ nước, thẳng hàng tính theo chiều dọc bàn thờ. Còn nếu kết hợp Ông Tài – Ông Địa – bát hương thì sẽ thấy được rõ đó là hình tam giác cân, vị trí của bát hương sẽ đóng vai trò là đỉnh.

Vị trí bát hương cần được đặt giữa bàn thờ
Vị trí bát hương cần được đặt giữa bàn thờ

Cách bố trí ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài

Người ta thường trưng bày thêm ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài trong cách bố trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Ông Cóc chính là biểu tượng cho sự phát tài, giàu sang trong công việc kinh doanh. Chính vì thế mà khi bố trí ông Cóc trên bàn thờ Thần Tài, gia chủ cũng cần hết sức lưu ý một số vấn đề chẳng hạn như:

  • Cóc ngậm tiền đặt bên trái bàn thờ Thần Tài nhìn từ ngoài vào, tương ứng với phía trước ông Thần Tài.
  • Buổi sáng hãy để mặt cóc nhìn hướng ra cửa chính còn sẽ ngoảnh mặt về ông Thần Tài đối với buổi tối.
  • Hãy chủ động vệ sinh, lau chùi ông cóc một cách thường xuyên.
  • Hãy sử dụng một tấm vải đỏ thật đẹp phủ lên đầu ông cóc trong trường hợp bạn để ra ngoài nhé.
  • Muốn cho ông cóc linh thiêng hơn thì hãy hạn chế để phụ nữ mang thai sờ vào nó nhé.

Cây cảnh để bàn thờ Thần Tài

Hãy sử dụng cây cảnh để giúp cho bàn thờ Thần Tài của bạn trở nên đẹp hơn. Cây cảnh để bàn thờ Thần Tài vừa giúp trang trí cho bàn thờ, thu hút tài lộc, mà lại có thể đem đến không gian lộng lẫy, ấn tượng cũng như tràn đầy sức sống.

Nhưng đừng vì thế mà các bạn lựa chọn cây bừa bãi khi đặt lên ban thờ nhé. Thông thường, cây xanh để bàn thờ Thần Tài sẽ mang trong mình những ý nghĩa về thu hút tài lộc, may mắn chẳng hạn như: Cây kim tiền, cây phát tài, cây kim ngân… Bạn cũng có thể chọn cho mình những loại cây hợp mệnh với mình để thu hút được nhiều vượng khí, may mắn nhằm hỗ trợ nhiều hơn trong công việc kinh doanh.

Cách bày trí lọ hoa trang trí bàn thờ Thần Tài

Cách bày trí lọ hoa trang trí bàn thờ Thần Tài thường sẽ được đặt ở bên phải. Còn đối với đĩa đựng trái cây, lễ vật thắp hương và ông Cóc ngậm tiền cần đặt ở bên trái. Bạn nên lựa chọn bộ kỷ chén thờ có chứa 5 chiếc chén tượng trưng cho ngũ hành. Đây chính là cách bày bàn thờ Thần Tài cơ bản mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.

Lọ hoa trang trí bàn thờ Thần Tài thường sẽ được đặt ở bên phải
Lọ hoa trang trí bàn thờ Thần Tài thường sẽ được đặt ở bên phải

Các cung may mắn khi bày trí bàn thờ Thần Tài

Ngoài những điều cần để ý phía trên, gia chủ cần phải chú ý các cung để thực hiện cách bố trí bàn thờ Thần Tài, Ông Địa chính xác nhất.

Cung Thiên Lộc

Thiên Lộc là biểu tượng của sự thịnh vượng, phát triển. Những người kinh doanh bất động sản cũng như tự chọn cho mình căn nhà thường chọn cửa chính có cung này để phát triển chuyện làm ăn. Việc đặt bàn thờ ở cung Thiên Lộc cũng góp phần giúp tiền bạc đến nhà gia chủ, nhưng cần phải chắc chắn rằng đã đủ ánh sáng, đúng với cách bố trí bàn thờ Ông Địa.

Đặt bàn thờ Thần Tài hướng về phía cung Thiên Lộc mang lại nhiều may mắn
Đặt bàn thờ Thần Tài hướng về phía cung Thiên Lộc mang lại nhiều may mắn

Cung Quý Nhân

Nếu khơi dậy cung Quý Nhân tại hướng Tây Bắc, gia chủ có thể dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ khắp nơi. Nhưng không vì thế mà thích đặt ở đâu thì đặt, chẳng hạn như tuyệt đối không được để ở phòng tắm vì đây là nơi kiêng kỵ, cản trở tài lộc. Dù là cung tốt thì cũng phải đặt bàn thờ ở nơi khí lưu thông tốt, ứng với cách bố trí bàn thờ Ông Thần Tài, Thổ Địa.

Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài theo phong thủy

Cách bố trí bàn thờ Thần Tài Thổ Địa đúng chuẩn sẽ khiến cho dễ dàng thu hút tài lộc hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó việc vệ sinh, lau dọn bàn thờ Thần Tài cũng cần được chú trọng vì đơn giản việc này cũng ảnh hưởng đến tâm linh rất nhiều. Thế nên để có thể vệ sinh dễ dàng các bạn cần lưu ý đến những điều sau:

  • Các bạn hãy chuẩn bị đầy đủ hoa quả, thắp hương xin phép thần linh để dọn dẹp trước khi tiến hành bắt tay vào làm.
  • Tiếp theo các bạn hãy lấy từng đồ riêng ra để có thể vệ sinh sạch sẽ. Nhưng cần lưu ý riêng với trường hợp bát hương bạn không nên xê dịch mà chỉ cần nhẹ nhàng vệ sinh quanh nó là được.
  • Sau đó bạn hãy dùng một cái chổi chuyên dụng dọn toàn bộ bụi bẩn, mạng nhện, tàn tro đang có trên bàn thờ Thần Tài.
  • Dùng nước ấm, khăn sạch lau bài vị thần linh. Bạn nhớ lau dọn đúng thứ bậc nhằm tránh xảy ra tội bất kính.
  • Tiếp đó bạn hãy sử dụng cho mình khăn ướt để vệ sinh Ông Tài – Ông Địa, cần lưu ý rằng hãy bưng 2 ông cẩn thận và lau sạch với nước bưởi để tăng tài lộc.
  • Cuối cùng bạn đem đặt các đồ cúng lên bàn thờ. Đợi mọi thứ hoàn tất bạn mới đặt 2 ông thần lại vị trí ban đầu là xong.
Thường xuyên lau dọn bàn thờ Thần Tài đúng cách với đầy đủ các bước làm
Thường xuyên lau dọn bàn thờ Thần Tài đúng cách với đầy đủ các bước làm

Xem thêm : Thông tin về 7 vị phật dược sư – Ý nghĩa theo quan điểm Phật giáo

Lưu ý khi lập bàn thờ Thần Tài chuẩn phong thủy

Dưới đây là một số nguyên tắc khi bày biện bàn thờ Thần tài mà bạn cần phải lưu ý thêm để có thể mang lại cho bản thân cũng như gia đình nhiều điều may mắn, suôn sẻ nhất:

Chọn ngày cát để mua bàn thờ mới

Trong quá trình thờ cúng, bạn tuyệt đối lưu ý không sử dụng lại bàn thờ của nhà khác riêng đối với bàn thờ thần tài thổ địa. Để có thể chọn ban thờ một cách hợp lệ thì bạn hãy chọn theo ngày hợp lý cũng như kết hợp với tuổi một cách thuận lợi. Có như vậy thì sau này mọi sự trong thờ cúng mới được hanh thông.

Nên tuân theo quan niệm dân gian “trả tiền có lẻ” để có thể mang lại được nhiều vận khí tốt và nhiều điều may mắn nhất. Hơn nữa, khi mua bàn thờ, cần vận chuyển thẳng về nhà chứ không bê đi nhiều nơi.

Kê bàn thờ vào vị trí và bày biện đúng cách

Bạn cần phải thực hiện việc kê lại bàn thờ theo hướng hợp với phong thủy nhất. Cần lưu ý rằng bạn hãy lấy nước gừng ấm và vải sạch để lau dọn bàn thờ từ trước rồi mới được kê. Sau khi đã kê bàn thờ vào vị trí thì tiến hành bày biện các vật phẩm phong thủy lên đó. Bài vị cần được dán ở sát vách tường. Chính giữ bàn thờ là 3 hũ muối gạo nước, sau đó là Thần Tài bên trái, Thổ Địa bên phải. Trước hai ông thì bên trái là bình hoa tươi và bên phải là mâm hoa quả. Phía ngoài bàn thờ có thể đặt thêm ông Cóc bên trái.

Kê bàn thờ theo hướng hợp phong thủy và thực hiện bày trí đúng chuẩn
Kê bàn thờ theo hướng hợp phong thủy và thực hiện bày trí đúng chuẩn

Chọn ngày thỉnh Thần Tài về bàn thờ

Ngày vía của ông được biết đến chính là ngày tốt nhất để thỉnh Thần Tài về nhập tượng, tức là ngày 10 tháng Giêng âm lịch. Nhưng nếu bạn có việc đột xuất không thực hiện được thì hoàn toàn có thể chọn các ngày mùng 10 âm hàng tháng cũng được. Lưu ý nếu bạn chọn những ngày này để mời Thần Tài nhập tượng thì cần chuẩn bị cả lễ ngọt, lễ mặn.

Sắm đồ lễ để cúng đầy đủ

Tùy theo phong tục nơi bạn ở hoặc lập bàn thờ mà bạn có thể cân đối việc sắm đồ lễ cho hợp lý. Tuy nhiên một lễ cơ bản để cúng thỉnh Thần Tài sẽ bao gồm các món sau đây:

  • 10 bông cúc hoặc hồng vàng.
  • Đĩa xôi gấc.
  • 1 chai rượu nhỏ mở nắp, 1 bao thuốc lá.
  • 5 ông ngựa đỏ nhỏ, 5 mũ ngũ phương long mạch và quần áo thần linh.
  • 1 gà trống luộc, thịt lợn quay, vịt quay.
  • 1 mâm ngũ quả cùng 5 lá trầu, 5 quả cau.
  • 5 củ tỏi.
  • 5 thẻ hương cùng 10 lễ tiền vàng, tiền thần tài, đại thiếc…
Sắm đầy đủ đồ lễ cúng cơ bản để cúng thỉnh Thần Tài
Sắm đầy đủ đồ lễ cúng cơ bản để cúng thỉnh Thần Tài

Thực hiện cúng xin Thần Tài nhập tượng

Sau khi đã sắm lễ và bày biện tươm tất đặt lên bàn thờ thần tài thì có thể tiến hành cúng rồi an vị lô nhang để cầu an. Lúc này bạn cần chú ý xem 3 nén hương mình thắp có cháy hết hay không. Nếu hương không cháy hết thì thần không thuận tình, cần phải chú ý cúng lại.

Còn nếu hương đã cháy hết thì có thể khấn tạ, hạ lễ nhưng cần giữ hương từ 7 – 100 ngày tùy theo điều kiện gia chủ. Chưa dừng lại ở đó thì mỗi buổi sáng bạn có thể thắp hương vòng hay một số nhén hương khác cũng được. Sau khi lễ hoàn là bạn đã có bàn thờ ông địa thần tài linh nghiệm, có thể thực hiện cúng tế như bình thường.

Ngày nên cúng Thần Tài hàng tháng

Đối với ngày Thần Tài bạn nên chọn cúng vào khung giờ Thìn (từ 7 – 9 giờ sáng) để nhận được may mắn. Bạn nên thực hiện cúng Thần Tài vào ngày vía của ngài là ngày 10 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra các dịp đại lễ, giỗ chạp, ngày Rằm, mùng Một hay Tết bạn cũng nên chuẩn bị cỗ mặn hoặc cỗ ngọt để dâng lên cho ngài.  Riêng đối với các gia đình đặt bàn thờ tại địa điểm kinh doanh thì nên thắp nhang vào mỗi sáng trước khi mở cửa bán hàng để cầu tài cầu lộc.

Xem thêm: Ý nghĩa tượng Long Quy và cách bài trí – Bạn đã biết chưa?

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được bàn thờ Thần Tài gồm những gì và những lưu ý khi bày bàn thờ Thần Tài, từ đó có cách trưng bày để gia đạo đầm ấm và đầy đủ phước trạch. Đồ đồng Lộc Nam chuyên cung cấp các sản phẩm đúc đồng: đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng đồng theo yêu cầu… rất đa dạng có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *